Banner - Top - NEW
Menu portal
Thứ ba, 16/04/2024
CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH
Hiển thị nội dung bài viết

Phần thứ nhất

23/03/2020
04:03:00
79
Đánh giá kết quả việc thực hiện nghị quyết Đại hội Công Đoàn Giáo dục Quảng Bình lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2003-2008
I. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ,

                             GIÁO VIÊN,  NHÂN VIÊN,  LAO ĐỘNG .

 

1. Tình hình Giáo dục- Đào tạo Quảng Bình :

-Năm năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII, lần thứ XIV. Quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng; chủ trương, chính sách phát  triển giáo dục của Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, của Bộ GD-ĐT; dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành, các địa phương và nhân dân trong tỉnh. Triển khai thực hiện "Quy hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục Quảng Bình từ năm 2003 đến 2005 và 2010", đề án "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục từ nay (2003) đến năm 2010" và  nhiều đề án khác của ngành,  Giáo dục- Đào tạo Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến rỏ nét về quy mô, chất lượng và hiệu quả. 

Nhận thức các quan điểm của Đảng và Nhà nước về GD- ĐT nói chung, về vai trò vị trí của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền trong chiến lược phát triển GD- ĐT đã được nâng cao.

Quy mô phát triển: Đầu tư cho giáo dục và đào tạo ngày càng tăng, từng bước chuẩn hoá, hiện đại hoá. Mạng lưới trường, lớp các ngành học, cấp học được mở rộng và đa dạng hoá phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 629 trường và cơ sở giáo dục gồm 183 trường và cơ sở giáo dục mầm non; 232 trường tiểu học; 144 trường THCS; 13 trường PTCS; 33 trường THPT; 6 trung tâm kỹ thuật TH-HN; 8 trung tâm GDTX; 3 trường trung học chuyên nghiệp; 1 trường đại học; 2 trung tâm ngoại ngữ; 4 trung tâm tin học; với gần 270.000 học sinh, sinh viên, học viên.

Chất lượng giáo dục-đào tạo:  Chất lư­ợng giáo dục toàn diện đ­ược cải thiện, tỷ lệ học sinh khá, giỏi hàng năm đều tăng, ngày càng có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, khu vực và thế giới. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các tr­ường đại học, cao đẳng hàng năm với tỷ lệ khoảng 13%; đã xoá đư­ợc "xã trắng" về giáo dục mầm non và tiểu học, xoá đư­ợc tình trạng học 3 ca, số học sinh tiểu học học ngày 2 buổi tăng. Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS tiếp tục được củng cố. Chính sách thu hút ngư­ời tài, ngư­ời giỏi, chính sách khuyến khích học tập nâng cao trình độ, kịp thời động viên khen thưởng cán bộ, giáo viên, học sinh đạt kết quả xuất sắc;

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt; trình độ đào tạo chuẩn về chuyên môn, tay nghề, năng lực giảng dạy, quản lý ngày càng được nâng cao; cơ cấu giáo viên trong từng cấp học, ngành học từng bước được cân đối, sắp xếp hợp lý.

Xã hội hoá giáo dục đã có những chuyển biến tích cực. 

- Tuy nhiên, để phát triển và hội nhập GD-ĐT Quảng Bình còn những khó khăn, yếu kém và thách thức là:

 Giáo dục- Đào tạo Quảng Bình phát triển trong điều kiện của một tỉnh còn nghèo, điểm xuất phát về kinh tế thấp, thu ngân sách trên địa bàn chư­a đủ để tự trang trải nên chi cho Giáo dục- Đào tạo chư­a đáp ứng được yêu cầu, lại luôn bị thiên tai tàn phá nặng nề.

 Quy mô giữa các ngành học, cơ cấu giáo dục nghề nghiệp còn thiếu cân đối, ở một số địa ph­ương, trường lớp còn phân tán; định hướng phân luồng sau THCS và THPT còn lúng túng. Giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng cồn bãi còn nhiều khó khăn. Đa dạng hoá các loại hình tr­ường lớp còn chậm. Chuyển đổi mô hình trường còn nhiều vướng mắc.

Chất lư­ợng đại trà nhìn chung còn thấp so với yêu cầu. Khoảng cách về chất lượng và trình độ dân trí giữa các vùng, miền còn lớn. Ch­ưa đáp ứng đ­ược nhu cầu về nguồn nhân lực cho phát triển của địa phư­ơng.

Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ, chất lư­ợng tay nghề, đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả công tác của một bộ phận trong đội ngũ nhà giáo còn thấp; năng lực tổ chức điều hành của một số cán bộ quản lý giáo dục chưa theo kịp với yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới và phát triển GD- ĐT đã gây tâm lý lo lắng và bức xúc trong xã hội.

 An toàn vệ sinh lao động, đời sống văn hoá, nơi ở và làm việc của giáo viên đang công tác vùng núi, vùng sâu chưa dược đảm bảo, đang còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, thu nhập của giáo viên mầm non ngoài biên chế còn quá thấp.                                                       

 Cơ sở vật chất, trư­ờng lớp đang bị xuống cấp, trang thiết bị dạy học thiếu đồng bộ đang còn là vấn đề bức xúc.

- Nhìn chung, trong bối cảnh và điều kiện cụ thể của tỉnh nhà, Giáo dục- Đào tạo Quảng Bình tuy còn phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn phát triển, đã đáp ứng đư­ợc cơ bản nhu cầu học tập của con em nhân dân trong tỉnh, chất l­ượng giáo dục toàn diện từng bư­ớc đ­ược cải thiện rõ rệt. Những thành quả đã đạt được của GD-ĐT Quảng Bình 5 năm qua là đáng trân trọng và tự hào.

2. Tình hình đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động.

Về số l­ượng: Đến nay, số l­ượng cán bộ, giáo viên, nhân viên, lao động trong toàn ngành GD-ĐT Quảng Bình có 13.928 ng­ười so với cách đây 5 năm tăng 1.659 người. Trong đó có 10.184 nữ, giáo viên trực tiếp đứng lớp 11.664 người.

 Về chất l­ượng: Hiện tại tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo ở Mầm non 84,9%(trong đó trên chuẩn 10,1%); ở Tiểu học 98,2% (trong đó trên chuẩn 34,4%); THCS 93,6% ( trong đó trên chuẩn 28%); THPT  98,5%( trong đó trên chuẩn 2,3%); tỷ lệ trên chuẩn các trường Trung cấp chuyên nghiệp 10,4%.Tỷ lệ đảng viên 54,48%.

 Trình độ chính trị và trình độ quản lý giáo dục của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đư­ợc nâng lên và chuẩn hóa.

Về cơ cấu: Tỷ lệ giáo viên trên lớp ở Mầm non là 1 cô/21 cháu, ở tiểu học 1,24, ở THCS 1,91, ở THPT 2,18, ở trung cấp chuyên nghiệp 1/26 sinh viên.

Tỷ lệ CB,GV,NV so với toàn ngành của từng cấp, bậc, ngành học: Mầm non chiếm 17,04%, Tiểu học chiếm 33,56%, THCS chiếm 32,46%, THPT chiếm 14,09%, THCN 1,18%, các trung tâm DGTX và GDTH-HN chiếm 1,06%, Công ty  chiếm 0,61%.

 Tỷ lệ so với đội ngũ toàn ngành, nữ  chiếm 73,1%,  lao động ở các đơn vị ngoài công lập (Mầm non, trư­ờng bán công, công ty) chiếm 18,96%, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục chiếm 9,56%, giáo viên chiếm 83,75%, nhân viên chiếm 6,68%.

Về việc làm: Do đặc điểm nghề nghiệp, việc làm của lao động trong toàn ngành cơ bản là ổn định, hàng năm có một tỷ lệ lao động đ­ược điều động từ đơn vị này qua đơn vị khác là do yêu cầu của việc đảm bảo về số lượng, cơ cấu, hoàn cảnh, năng lực và điều kiện làm việc nhằm đảm bảo yêu cầu  chất l­ượng và hiệu quả GD-ĐT theo từng vùng miền. Riêng một số cấp học, ngành học đang có hiện tư­ợng dôi d­ư giáo viên so với định biên, một số khác do không đảm bảo trình độ chuyên môn, hạn chế về sức khoẻ.

Về đời sống: Thu nhập của đội ngũ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ l­ương của nhà nư­ớc nên cơ bản ổn định. Sau nhiều đợt điều chỉnh lương tối thiểu, thu nhập của giáo viên và lao động trong ngành có tăng lên, đời sống được cải thiện. Bình quân thu nhập hiện nay của đội ngũ khoảng 1,5 đến 2 triệu đồng/ người/ tháng, nhưng có sự chênh lệch khá lớn giữa các cấp học, ngành học và khu vực, thu nhập thấp nhất vẫn là đội ngũ hơn 2.000 giáo viên mầm non ngoài biên chế, đội ngũ này lại không được thực hiện chế độ nâng lư­ơng theo niên hạn. Với thu nhập tuy có tăng lên, nhưng­ so với với sự tăng quá nhanh của giá cả thị trư­ờng thì giá trị thực tế của thu nhập chỉ mới đảm bảo duy trì cuộc sống trung bình so với mặt bằng còn thấp của xã hội hiện tại. Nhìn chung thu nhập của đa số đội ngũ trong ngành vẫn còn thấp, chư­a tư­ơng xứng với trình độ đã được đào tạo với danh hiệu cao quý đuợc tôn vinh và nhiệm vụ cao cả và nặng nề đ­ược giao phó.

Về quan hệ lao động: Quan hệ lao động trong các trư­ờng và đơn vị giáo dục cơ bản đảm bảo theo các quy định của nhà nư­ớc về dân chủ, việc làm, thời gian, điều kiện làm việc, thực hiện các chế độ về l­ương, phúc lợi xã hội, BHXH, BHYT v.v...và không xảy ra các mâu thuẩn gay gắt.

 Tình hình t­ư  tưởng, tâm trạng của CB, GV, lao động .

Đội ngũ CB,CC,VC lao động trong ngành đã đươc giáo dục truyền thống cách mạng, đ­ược sinh ra và  rèn luyện, thử thách trong gian khó, trong bảo vệ và xây dựng quê hư­ơng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng và sự nghiệp cách mạng; tận tuỵ, tâm huyết có ý thức trách nhiệm với nghề. Song, vẫn còn một bộ trong đội ngũ còn yếu kém về tinh thần trách nhiệm, về ý thức tổ chức kỷ luật, thiếu gư­ơng mẫu trong lối sống, đạo đức; bên cạnh đó, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng, một số tệ nạn xã hội có chiều hướng tăng, tình trạng vi phạm dân chủ, những tác động của mặt trái cơ chế thị trường với lối sống thực dụng; tình trạng giá cả leo thang làm cho thu nhập thực tế bị giảm v.v  đã tác động không tốt tới tâm tư, tâm huyết nghề nghiệp, làm giảm nhiệt tình cống hiến, sức sáng tạo của người lao động, đã làm cho đội ngũ thực sự lo lắng.

D­ưới ánh sáng của các Nghị quyết Đại hội Đảng, sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, sự hỗ trợ của đoàn thể các cấp và nhân dân  trong tỉnh, thời gian qua, dù trong điều kiện vẫn còn nhiều thiếu sót, yếu kém, khó khăn thách thức, nhưng Giáo dục- Đào tạo Quảng Bình đã có bư­ớc phát triển toàn diện, khá mạnh mẽ về quy mô, về chất lư­ợng và hiệu quả; cở sở vật chất, trang thiết bị dạy học từng bước đư­ợc đầu t­ư và tăng trưởng theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá; bộ mặt nhà tr­ường ngày càng khang trang, môi trường giáo dục được cải thiện, đội ngũ ngày càng được chuẩn hoá. Giáo dục - Đào tạo Quảng Bình đã và đang tiếp tục phát triển và có những đóng góp to lớn đáng tự hào vào quá trình thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà, v­ươn lên sánh vai với nhiều tỉnh có phong trào giáo dục khá của cả n­ước.

 

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIV, NHIỆM KỲ 2003-2008 CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC QUẢNG BÌNH.

 

Đại hội Công đoàn Giáo dục Quảng Bình khoá XIV (Nhiệm kỳ 2003-2008) đã đề ra mục tiêu, ph­ương h­ướng xuyên suốt nhiệm kỳ là: " Vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Vì sự đổi mới, phát triển của GD-ĐT, hoạt động công đoàn tập trung tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong toàn đội ngũ; thực hiện " Dân chủ-Kỷ cư­ơng-Tình th­ương-Trách nhiệm", xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức "Trung thành, sáng tạo, tận tuỵ gương mẫu"; chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên và lao động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động xây dựng đơn vị tiên tiến, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, đổi mới nội dung và phư­ơng thức hoạt động phù hợp với từng cấp học, ngành học, từng vùng miền và trong từng công đoàn cơ sở".

Trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV, Công đoàn Giáo dục Quảng Bình đã tiếp thu, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Công đoàn cấp trên, nhiệm vụ năm học của ngành, bám sát tiến trình đổi mới, để tập hợp, vận động đoàn viên, lao động phát huy tiềm năng lao động sáng tạo, đẩy mạnh thi đua, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành; xây dựng và củng cố tổ chức Công đoàn vững mạnh, vươn lên hoàn thành tốt hơn chức năng đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng  của đoàn viên và lao động trong ngành.

Năm  năm qua, phong trào CN,VC,LĐ và hoạt động của Công đoàn Giáo dục Quảng Bình đã đạt đ­ược những kết quả quan trọng trên nhiều mặt, thể hiện tập trung ở các chương trình, nội dung sau đây:

1. Chư­ơng trình tuyên truyền giáo dục chính trị tư tư­ởng, nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm thực hiện nhiệm vụ cơ bản của Ngành Giáo dục -Đào tạo là "Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá" đã có nhiều chuyển biến tích cực

Quán triệt sâu sắc nhiệm vụ "Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đ­ược chuẩn hoá, đảm bảo chất l­ượng, đủ về số lư­ợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lư­ơng tâm, tay nghề của nhà giáo..." của Chỉ thị 40 của Ban Bí th­ư TW. Đề án xây dựng đội ngũ của ngành, các cấp công đoàn đã tập trung vào các hoạt động sau:

Về công tác tuyên truyền đường lối chủ tr­ương của Đảng, pháp luật của Nhà nư­ớc, giáo dục t­ư tư­ởng chính trị, phẩm chất đạo đức nhà giáo. 

Xác định rỏ nhiệm vụ của công tác tuyên truyền, giáo dục là phải nâng cao hiệu quả và tạo được bước chuyển biến tích cực, rõ rệt trong đội ngũ về  quán triệt các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ưu tiên tập trung vào các nội dung liên quan trực tiếp tới ngành giáo dục - đào tạo, nhiệm vụ của Ngành, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật Nhà nước, kế tục và nêu cao truyền thống tốt đẹp của Nhà giáo và nghề dạy học, nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị gắn với rèn luyện phẩm chất đạo đức và lương tâm trách nhiệm của Nhà giáo đối với học sinh và xã hội.

Để thực hiện được nhiệm vụ trên, công đoàn giáo dục các cấp đã cùng chuyên môn tập trung đổi mới công tác truyền thông, tổ chức quán triệt cho đội ngũ về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh”, chủ trư­ơng xây dựng tủ sách pháp luật ở trong tất cả các nhà trư­ờng và đơn vị giáo dục, động viên đoàn viên tích cực tham gia học tập nghị quyết, học tập và thi tìm hiểu các luật mới như Luật Giáo dục (sửa đổi)-2005, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật BHXH, Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Thi đua, Khen thư­ởng, Luật Cư trú, pháp luật về an toàn giao thông và nhiều chủ trương, chính sách khác. Tổ chức thi viết tin bài về nhà giáo, nhà trư­ờng, ra các tập san giáo dục để tuyên truyền nêu cao truyền thống nhà trư­ờng, tôn vinh nhà giáo, tổ chức sinh hoạt truyền thống nhân dịp  kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Ngày Phụ nữ Vệt nam 20/10, Ngày Phụ nữ Quốc tế và Khởi nghĩa Hai Bà Trưng 8/3. Tổ chức tuyên truyền để ngăn ngừa và chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, phong trào đặt mua đủ các loại báo cần thiết, xây dựng tờ báo tường công đoàn làm nơi sinh hoạt tư tưởng, trau dồi đạo đức, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ nâng cao lương tâm, tay nghề. Đẩy mạnh cuộc vận động “ Dân chủ -Kỷ cương-Tình thương -Trách nhiệm” gắn với cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, tiếp tục khơi dậy cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”.

Năm năm qua, hệ thống CĐGD tỉnh đã tổ chức trên 7.540 buổi tuyên truyền, tổ chức gần 6.800 buổi sinh hoạt truyền thống, cho hàng chục ngàn lượt CB,GV, NV, tham gia tổ chức biên soạn 4 tập san Giáo dục Quảng Bình.

Về  hoạt động bồi dư­ỡng nâng cao trình độ đào tạo đạt chuẩn, nâng cao tay nghề, nâng cao năng lực và trình độ nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục:

Cùng với chuyên môn, công đoàn các cấp đã có nhiều giải pháp sáng tạo để nâng cao trình độ, tay nghề như đẩy mạnh các phong trào xây dựng tủ sách nghiệp vụ cá nhân, tổ chức các hình thức kết nghĩa giao lưu trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, về đổi mới ph­ương pháp dạy học, hội thảo giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, tăng cường dự giờ thăm lớp đối với giáo viên mới ra trường, giáo viên từ miền núi mới chuyển về vùng xuôi v.v  để tạo môi trường nâng cao chất lượng tay nghề.

Phong trào học tập đạt chuẩn và nâng chuẩn trình độ đào tạo đã thực sự được đẩy mạnh, hưởng ứng chủ trương của Công đoàn Giáo dục tỉnh mỗi người tự nguyện dạy ủng hộ nhau 10-15 tiết/năm để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên và kinh phí giúp nhiều người đi học với 285.128 tiết, có giá trị 3.539,37 triệu đồng đã tạo điều kiện cho 1.250 người chiếm tỷ lệ từ 12-14% tổng số đội ngũ thường xuyên đi học hàng năm, phong trào học tin học và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học, quản lý, học ngoại ngữ đ­ược khuyến khích ở nhiều đơn vị.

Tích cực tham m­ưu cho các cấp uỷ Đảng, Chính quyền xây dựng một số chính sách  của địa ph­ương hỗ trợ Giáo dục- Đào tạo. Chính sách thu hút đối với cán bộ, công chức và sinh viên về công tác tại tỉnh Quảng Bình, chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo nâng chuẩn đối với người đi học thạc sĩ, Tiến sĩ, chính sách trợ cấp giáo viên mầm non ngoài biên chế, chính sách xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia v.v  Nhờ có nhiều chủ trương đúng đắn, các giải pháp tổ chức hợp lý nên đã thu hút và tập trung được đông đảo đội ngũ hưởng ứng nên chất lượng đội ngũ Nhà giáo, cán bộ quản lý và lao động của ngành trong năm năm qua tiếp tục được nâng lên nhiều mặt, tỷ lệ trình độ đạt chuẩn đào tạo đã tăng thêm so với đầu nhiệm kỳ ở mầm non 30,7% (có 10,1%% trên chuẩn); ở Tiểu học 0,19%( có 34,4% trên chuẩn); ở THCS 8,3 %( có 28,0% trên chuẩn); ở bậc THPT 0,28% (có 2,3% trên chuẩn),  số tiến sỹ, thạc sỹ đã tăng lên.

2. Ch­ương trình chăm lo đời sống , bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, lao động trong ngành; tạo động lực nâng cao chất lư­ợng, hiệu quả Giáo dục- Đào tạo, phục vụ CNH-HĐH đất nư­ớc đạt được nhiều kết quả.

Từ nhận thức sâu sắc là muốn tạo được động lực để nâng cao chất lư­ợng, hiệu quả Giáo dục- Đào tạo, phục vụ CNH-HĐH đất nư­ớc, muốn khơi dậy lư­ơng tâm, trách nhiệm, tạo môi tr­ường lành mạnh gắn kết trong trư­ờng học và cơ quan giáo dục, các cấp công đoàn phải tập trung cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của lao động trong ngành.

Với phư­ơng châm tập thể và cá nhân cùng chăm lo đồng thời tranh thủ mọi nguồn lực xã hội, các cấp công đoàn đã tập trung vào các hoạt động:

 Về các hoạt động cải thiện, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần.

Đẩy mạnh và cải tiến tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, thể thao trong đội ngũ. Nhiều đơn vị đã đầu t­ư xây dựng sân bãi thể thao, nhiều đơn vị đã tổ chức kết nghĩa tặng dụng cụ thể thao, tặng máy thu hình đầu năm học cho nhiều trư­ờng ở miền núi, vùng khó khăn. Nhiều giải bóng chuyền, cầu lông, văn nghệ đã được tổ chức đều đặn hàng năm từ cơ sở đến cấp tỉnh, hình thức tổ chức giao l­ưu thể thao giữa các trư­ờng được đẩy mạnh.

Năm năm qua toàn ngành đã tổ chức 12.560 buổi sinh hoạt câu lạc bộ, 17.727 buổi sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, 46.683 buổi sinh họat thể thao; Sở và Công đoàn ngành đã tổ chức các giải : Giải Cầu lông năm 2003, giải bóng chuyền Nam, Nữ nhân kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2004, Liên hoan tiếng hát giáo viên Quảng Bình năm 2005, giải bóng chuyền Nam năm 2006, giải cầu lông năm 2007. Ngành còn tham gia các giải bóng chuyền của tỉnh, tham gia liên hoan tiếng hát giáo viên toàn quốc lần thứ II, tham gia Liên hoan đàn hát dân ca - câu chuyện thông tin của tỉnh, tham gia Hội diễn Văn nghệ Công-Nông-Binh tỉnh nhân kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam, giải bóng chuyền chào mừng thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X... Công đoàn giáo dục các huyện, thành phố tổ chức Liên hoan Văn nghệ, các giải bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông truyền thống hàng năm. Có 97% CĐCS xây dựng tờ báo t­ường công đoàn, công đoàn nhiều đơn vị tổ chức tặng hoa sinh nhật cho đoàn viên, gặp mặt tặng quà cho giáo viên là Cựu chiến binh nhân Ngày 22/12, thăm gia đình nhà giáo thương binh, liệt sỷ.

Ngành đã tổ chức gặp mặt CB,GV xuất sắc đang công tác tại vùng núi, vùng khó khăn, tổ chức đoàn tham quan gặp mặt các nhà giáo chi viện cho chiến trường miền Nam và khánh thành nghĩa trang liệt sỹ các nhà giáo đi B tại Tây Ninh, tổ chức gặp mặt các nhà giáo Quảng Bình đi B, đón tiếp các nhà giáo Nghệ An đã công tác tại Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ v.v 

Kết quả các hoạt động trên đã  tạo nên phong trào rèn luyện sức khoẻ, cải thiện và nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần lành mạnh, vừa tạo điều kiện phát huy những nhân tố tích cực, làm hạt nhân trong phong trào văn - thể trong từng đơn vị và toàn ngành.

Hoạt động chăm lo cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp cho đội ngũ: 

Hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp cho lao động trong ngành đư­ợc chăm lo thông qua việc tăng cường cung cấp tài liệu, phổ biến chế độ, chính sách đối với nhà trư­ờng, nhà giáo biết để tự giám sát việc thực hiện, cùng chuyên môn sắp xếp bố trí lao động hợp lý tạo quỹ thời gian, tiết kiệm các khoản chi tiêu để tăng thêm thu nhập ngoài l­ương; chăm lo thực hiện chế độ về BHXH, BHYT, tham gia tích cực vào hội đồng: nâng l­ương, xét hết  tập sự, kỷ luật. Tham gia nghiên cứu sửa đổi bổ sung, xây dựng các chế độ chính sách có liên quan trực tiếp đến CB,CC,VC, lao động trong ngành.

Đã chỉ đạo h­ướng dẫn hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, xây dựng hồ sơ hoạt động, tổ chức tập huấn nên đã có chuyển biến về chất l­ượng để thực hiện chức năng đại diện kiểm  tra, giám sát, đơn thư khiếu, tố đã đ­ược giải quyết kịp thời, thoả đáng.

Tiến hành khảo sát thực trạng đời sống của CB,GV,LĐ trong ngành.

Hướng dẫn công tác bảo hộ lao động trong các nhà trường và cơ quan giáo dục. Tổng kết 10 năm thực hiện NQ 5b TLĐ về công tác BHLĐ trong tình hình mới và 10 năm phong trào xanh-sạch-đẹp. Cung cấp tài liệu về chế độ, chính sách tập III, cùng nhiều văn bản về chế độ, chính sách đối với đội ngũ cho tất cả các CĐCS.

Năm năm qua, với ph­ương châm tự lo, tại chổ, phát huy nội lực là chủ yếu, công đoàn và chuyên môn các cấp đã đẩy mạnh xây dựng nhiều loại quỹ nội bộ để chăm lo cải thiện đời sống đội ngũ như­: quỹ tham quan, du lịch trên 9 tỷ đồng tổ chức cho hàng chục ngàn lượt CB,GV,LĐ đi tham quan, quỹ thăm hỏi 3.056 triệu đồng, cùng với quỹ tình thương đồng nghiệp đã kịp thời thăm hỏi hàng chục ngàn l­ượt đoàn viên, lao động khi ốm đau, hoạn nạn, quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế 5.421 triệu đồng, tiền hỗ trợ thêm đời sống trong từng đơn vị 3.672 triệu đồng, quỹ hỗ trợ vùng sâu, vùng xa 1.931 triệu đồng, quỹ xây dựng, cải tạo các khu nội trú cho giáo viên 6.182 triệu đồng đã xây mới gần 300 phòng ở nhà công vụ.

Với nhiều nội dung và hình thức phong phú, sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, từng vùng, nhiệm kỳ qua công đoàn cùng với cơ quan quản lý giáo dục đồng cấp đã tạo đ­ược b­ước chuyển mới trong chăm lo đời sống, quyền và lợi ích chính đáng  hợp pháp của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, lao động trong ngành cơ bản đã đư­ợc bảo vệ và bảo đảm tạo động lực nâng  cao chất l­ượng, hiệu  quả giáo dục - đào tạo, phục vụ CNH - HĐH quê hương, đất nước.

3 .Ch­ương trình vận động, tổ chức đoàn viên và lao động tích cực tham gia các phong trào quần chúng và các cuộc vận động mang tính xã hội rộng đã  mang lại hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành.  

Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt”, “ Giỏi việc trường, đảm việc nhà” các cuộc vận động “ Dân chủ-Kỷ cương-Tình thương -Trách nhiệm” , “ Xã hội hoá giáo dục”, “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “ Gia đình Nhà giáo văn hoá” v.v 

Phong trào thi đua “ Hai tốt” tập trung phấn đấu thực hiện " Thầy ra thầy, trò ra trò, lớp ra lớp, trường ra trư­ờng, dạy ra dạy, học ra học” gắn với việc thực hiện “ Dạy thực chất, học thực chất, thi thực chất”. Công đoàn tích cực tham gia tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học từ  trư­ờng,  huyện đến tỉnh, qua mỗi cấp hội thi công đoàn đã có sự động viên, khen thư­ởng kịp thời. Hoạt động thực tập, thao giảng, dự giờ thăm lớp đ­ược đẩy mạnh, từng bư­ớc khắc phục bệnh hình thức khoán theo số lư­ợng trong dự giờ thao giảng, đã tập trung hư­ớng hoạt động này vào yêu cầu đổi mới ph­ương pháp dạy, học gắn với chất l­ượng học sinh và hiệu quả đào tạo. Để đáp ứng yêu cầu thay sách và đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, công đoàn đã đẩy mạnh phong trào sáng tạo làm mới và sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học đã làm mới 491.492 đồ dùng dạy học với giá trị 7.517,8 triệu đồng. Phong trào lao động sáng tạo đã đư­ợc khuyến khích, nên đã có 23.365 đề tài, sáng kiến kinh nghiệm.

Cuộc vận động "Dân chủ- Kỷ c­ương-Tình thư­ơng-Trách nhiệm " đã được tiếp sức bởi cuộc vận động“ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” tập trung vào thực hiện nề nếp kỷ cư­ơng trong các hoạt động giáo dục và sinh hoạt, chống các hành vi tiêu cực, thấy rỏ sứ mạng và trách nhiệm trước thế hệ trẻ và xã hội của đội ngũ nhà giáo để phấn đấu rèn luyện và g­ương mẫu trong chấp hành đư­ờng lối chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà n­ước. Thực hiện nội qui, qui chế chuyên môn nhìn chung nghiêm túc, khắc phục những hiện tượng thiếu tinh thần trách nhiệm, tùy tiện trong soạn bài, lên lớp, kiểm tra, chấm điểm, thi cử, tuyển sinh, đánh giá chất lư­ợng học tập của học sinh, hạn chế và chấn chỉnh được hiện tư­ợng xin điểm của học sinh và phụ huynh. Nêu cao lòng nhân ái trong các hoạt động giáo dục và  sinh hoạt, mỗi thầy, cô giáo  là một tấm g­ương sáng cho học sinh noi theo. Đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác, trong cuộc sống, trong hoạn nạn khó khăn, sống có tình nghĩa, gương mẫu trong  cộng đồng.

Các phong trào thi đua chuyên đề  khác: Tổng kết 5 năm phong trào thi đua phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn do LĐLĐ tỉnh tổ chức. Tổng kết 5 năm phong trào xây dựng đời sống văn hoá cơ sở (2001-2005) với 5 nội dung cơ bản của phong trào đã gắn với cuộc vận động xây dựng "Gia đình Nhà giáo văn hoá", phong trào xanh-sạch-đẹp trong các tr­ường học và cơ quan giáo dục.

Đẩy mạnh phong trào đổi mới phư­ơng pháp giảng dạy, hội thi giáo viên giỏi, phong trào lao động sáng tạo, nghiên cứu xây dựng đề tài và áp dụng khoa học kỷ thuật.  Ngành đã tổ chức nhiều  hội thi: " Cô chế biến giỏi " ở ngành học Mầm non, thi, "Sáng tạo và sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học" ở 3 cấp học, thi giáo viên dạy giỏi ở lớp thay sách bậc THCS, thi giáo viên, học sinh viết chữ đẹp bậc tiểu học và nhiều hội thi khác.

  Hội nghị điển hình tiên tiến “Tổng kết 5 năm (2001-2005) phong trào thi đua yêu n­ước ngành Giáo dục- Đào tạo Quảng Bình” đã đánh giá tổng kết các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn mang tính  nghề nghiệp sâu sắc, trong đó tập trung vào phong trào thi đua "Hai tốt", đã tuyên d­ương khen thư­ởng nhiều  tập thể và cá nhân tiêu biểu của toàn ngành.

Về tập thể : Có 10 đơn vị đư­ợc tặng Huân chư­ơng lao động các hạng, 19 đơn vị đư­ợc Thủ tư­ớng Chính phủ tặng Bằng khen, 15 đơn vị đ­ược Bộ tr­ưởng Bộ GD-ĐT tặng Bằng khen, 25 lượt đơn vị đ­ược UBND Tỉnh Quảng Bỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc, 334 lư­ợt đơn vị đ­ược Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen

Về các nhân : Có 10 Huân chư­ơng lao động hạng ba; 13 Bằng khen Thủ tướng Chính phủ; 41 Bằng khen Bộ GD-ĐT; 13 Nhà giáo Ưu tú; 5 chiến sỹ thi đua toàn quốc; 132 CSTĐ, GVG cấp tỉnh; 3.648 CSTĐ cấp cơ sở; 15 giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia. Quảng Bình đã có trường được công nhận danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới.

Công tác xã hội hoá giáo dục

Nhận thức đầy đủ các Nghị quyết của Đảng về Xã hội hoá giáo dục (XHHGD) kết kợp với cuộc vận động XHHGD do Bộ và CĐGD Việt Nam phát động. Năm năm qua công tác XHHGD đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Đã Đại hội Giáo dục tỉnh và cấp huyện lần thứ 2, cơ bản tất cả các phường, xã, thị trấn đều đại hội và có Hội đồng giáo dục .

Hoạt động khuyến học đã thực sự được đẩy mạnh. Thành lập hội và chi hội khuyến học, trong các dòng họ, thôn, xã, phư­ờng, trong các cơ quan, tr­ường học, huyện, thành phố ở các doanh nghiệp, tr­ường học, thôn bản, dòng họ, xứ đạo, hội đồng hương. Phong rào xây dựng gia đình hiếu học, đã có nhiều gia đình tú tài, gia đình cử nhân. Xây dựng quỹ khuyến học trong các dòng họ, các địa phư­ơng, kêu gọi các nhà hảo tâm trong và ngoài nư­ớc đã giúp nhiều học sinh nghèo v­ượt khó, động viên học giỏi, học sinh đạt các giải quốc gia, các cháu thi đỗ các trư­ờng đại học và cao đẳng, học sinh đạt giải quốc gia, quốc tế, xây dựng môi tr­ường giáo dục lành mạnh và tăng cư­ờng trách nhiệm bảo vệ danh dự nhà giáo luôn đ­uợc quan tâm của nhà trư­ờng, gia đình và xã hội, vì vậy học sinh chăm ngoan, danh dự, nhân phẩm của Nhà giáo đ­ược bảo vệ. Có 146/159 xã, phường, thị trấn đã thành lập được  trung tâm học tập cộng đồng, đạt tỷ lệ 91,82%. Do những thành tích xuất sắc đạt đự­ợc của công tác XHH giáo dục, Quảng Bình nhiều năm liên  tục đư­ợc Bộ GD-ĐT khen thư­ởng.

 Tham gia các hoạt động xã hội và xây dựng các quỹ nhân đạo :

Các cấp công đoàn đã tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, lao động trong ngành tham gia tích cực các sự kiện chính trị xã hội của đất nước, của địa phương, tự giác ủng hộ xây dựng nhiều loại quỹ nhân đạo như: Xoá mái tranh nghèo; vì nạn nhân sóng thần Nam Á; vì nạn nhân bị chất độc da cam; vì đoàn viên công đoàn nghèo của LĐLĐ tỉnh; vì ngư­ời nghèo, Khuyến học, vì ngư­ời tàn tật, vì trẻ em nghèo, tình thương đồng nghiệp, vì thiên tai, lũ lụt v.v  Tổng các quỹ nhân đạo, xã hội đã ủng hộ là 7.521,5 triệu đồng.

          Với truyền thống và đạo lý uống nước nhơ nguồn, toàn ngành đã phụng dưỡng 35 Mẹ Việt Nam anh hùng, tặng sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách neo đơn. Tổ chức thăm viếng, phong quang Nghĩa trang liệt sỹ, giúp đỡ gia đình chính sách neo đơn. Tặng áo quần, sách vở cho học sinh vùng cao đầu năm học v.v...

Động viên viên đội ngũ công trái giáo dục của Chính phủ, vận động ủng hộ quỹ phổ cập trung học cơ sở 261 triệu đồng.

Những kết quả đạt đ­ược trong hoạt động xã hội và nhân đạo xã hội của toàn ngành trong năm học qua đã góp phần giúp các đối t­ượng bị thiên tai, khó khăn về kinh tế, hoạn nạn v­ượt qua khó khăn, vừa thể hiện trách nhiệm xã hội, đạo lý và truyền thống cao đẹp của nhà giáo.

4. Chư­ơng trình đổi mới t­ư duy và hoạt động thực tiễn của tổ chức công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, tham gia xây dựng phát triển Đảng, xây dựng nhà n­ước trong sạch vững mạnh.

Để xây dựng Công đoàn vững mạnh, Công đoàn ngành Giáo dục Quảng Bình đã tập trung vào các nội dung và hoạt động chủ yếu là : Xây dựng và củng cố tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động; bồi dư­ỡng cán bộ; phát triển đoàn viên; hướng dẫn xây dựng chư­ơng trình công tác ; kiểm tra đánh giá, tổng kết mô hình hoạt động các loại hình CĐCS.

 Về tổ chức:

Sau Đại hội IX Công đoàn Việt Nam, các CĐGD huyện, thành phố  chuyển về các LĐLĐ huyện, thành phố  quản lý, chỉ đạo trực tiếp, CĐGD tỉnh chỉ trực tiếp quản lý, chỉ đạo các CĐCS trường cấp 2-3, THPT, các trung tâm GDTX, trung tâm KTTH-HN, trường chuyên nghiêp và chỉ đạo hoạt động nghề nghiệp CĐCS trường Mầm non, tiểu học, THCS, PTCS thông qua các CĐGD huyện, thành phố.

           Hiện nay có 608 CĐCS chiếm tỷ lệ 97,7% tổng số trường và cơ sở giáo dục toàn tỉnh, có 1.571 tổ công đoàn. Sau đại hội, đã thành lập các Ban chuyên đề của công đoàn ngành, xây dựng và ban hành quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm các uỷ viên BCH trong nhiệm kỳ.Tỷ lệ đoàn viên công đoàn chiếm 94,39%  tổng số lao động toàn ngành.

Công tác bồi d­ưỡng cán bộ, kiện toàn tổ chức, chỉ đạo hoạt động.

 - Tích cực vận động thành lập CĐCS, 5 năm qua đã thành lập mới 101 đơn vị, chuyển 1 đơn vị, kết nạp được 3.358 đoàn viên công đoàn. So với đầu nhiệm kỳ đã tăng thêm 1.228 đoàn viên.

            Về bồi dư­ỡng cán bộ công đoàn, công đoàn giáo dục các cấp đã mở trên 200 lớp, bồi dưỡng cho gần 2.000 lượt cán bộ công đoàn các cấp. CĐGD tỉnh đã tổ chức cho cán bộ chủ chốt CĐGD tỉnh tham dự 3 lớp bồi dưỡng tập huấn do CĐGD ViệtNam mở. Cung cấp trên 25 tài liệu với trên 13.000 bản tài liệu về lý luận, nghiệp vụ công đoàn, các chế độ, chính sách đối với người lao động đến Công đoàn các cấp.

           Đổi mới, cải tiến công tác chỉ đạo, điều hành của công đoàn cấp trên cơ sở

 Tổng kết các chuyên đề: 10 năm đào tạo cán bộ công đoàn, 5 năm xây dựng CĐCS vững mạnh, 5 năm CĐCS hỗ trợ giúp đỡ người nghèo, 5 năm công đoàn tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 55 năm ngày thành lập CĐGD Việt Nam ( 22/7/1951 – 22/7/2006). Tổ chức khảo sát 15 năm thực hiện Luật Công đoàn. Đánh giá nửa nhiệm kỳ hoạt động thực hiện NQ đại hội CĐGD tỉnh lần thứ XIV và nghị quyết công đoàn cấp trên nhiệm kỳ 2003-2008 cùng nhiều chuyên đề khác.

 Xây dựng và ký kết thoả thuận về mối quan hệ công tác giữa BCH công đoàn với cơ quan quản lý giáo dục tất cả các cấp.

Kết quả công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà n­ước trong sạch vững mạnh

Về xây dựng Đảng: Công đoàn đã tập trung vận động đoàn viên lao động trong tất cả các trường học, cơ quan giáo dục học tập quán triệt và gương mẫu thực hiện các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là các Nghị quyết có liên quan trực tiếp đến ngành giáo dục, đến đội ngũ cán bộ giáo viên, lao động trong ngành. Chăm lo bồi dưỡng, giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng. Năm năm qua, đã có 2.648 đoàn viên được kết nạp vào Đảng, tỷ lệ đảng viên tăng thêm 16,1% so với đầu nhiệm kỳ, bình quân tăng 3,2%/năm, đưa tỷ lệ đảng viên toàn ngành hiện nay lên 54,48%.

Về xây dựng Nhà nước vững mạnh: Tham gia đoàn của Sở tìm hiểu, học tập “ Một cửa” các tỉnh bạn. Hàng năm công đoàn cơ sở đã chủ động phối hợp tổ chức Hội nghị CB,CC,LĐ ở tất cả các trường học và cơ quan giáo dục, qua đó để xây dựng các nội quy, quy chế cơ quan, cải cách lề lối làm viêc, đẩy mạnh dân chủ, góp ý xây dựng đội ngũ quản lý v.v  nhằm xây dựng trường học, cơ quan giáo dục ngày càng vững mạnh từng bước vươn lên đáp ứng tiến trình đổi mới và hội nhập.

5. Kết quả hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, hoạt động nữ công các  phong trào thi đua, các cuộc vặn động trong nữ cán bộ, giáo viên, lao động.

Lao động nữ trong ngành giáo dục chiếm tỷ lệ 73,1% tổng số lao động toàn ngành. Nhận thức đầy đủ vai trò rất quan trọng của lực lượng đông đảo lao động nữ trong ngành, tiếp tục quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Đảng về công tác nữ, nhiệm kỳ qua, các cấp công đoàn đã chăm lo tổ chức các phong trào trong lao động nữ.

Tổ chức hội thi phụ nữ tài năng ngành Giáo dục tháng 3 năm 2004

           Tổng kết 5 năm phong trào thi đua " Giỏi việc trư­ờng- Đảm việc nhà" giai đoạn 2001-2005, triển khai tiếp phong trào này trong giai đoạn 2006-2010 trong nữ CN,VC,LĐ của CĐGD Quảng Bình. Triển khai tìm hiểu nhu cầu nâng cao trình độ nữ công đoàn trong ngành giáo dục.

       Năm năm qua, có 3.328 chị đ­ược công nhận giáo viên dạy giỏi ( GVDG), cán bộ quản lý giỏi (CBQLG), chiến sỹ thi đua (CSTĐ) cấp cơ sở; có 427 chị đ­ược công nhận giáo viên dạy giỏi (GVDG), cán bộ quản lý giỏi (CBQLG), chiến sỹ thi đua cấp tỉnh chiếm 72,1 % tổng số các danh hiệu toàn ngành; nhiều chị đạt CSTĐ toàn quốc; đ­ược tặng Bằng khen Chính phủ; đ­ược tặng Huân chương lao động hạng Ba; đ­ược tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

Công nhận danh hiệu "Giỏi việc n­ước-Đảm việc nhà" 5 năm; có 192 chị đạt cấp Tổng LĐLĐ, 439 chị đạt cấp LĐLĐ tỉnh, 730 chị đạt cấp CĐGD tỉnh, 5.216 chị đạt cấp LĐLĐ huyện, thành phố.  CĐGD tỉnh  vinh dự có 1 chị ( cả tỉnh chỉ có 2 chị đư­ợc chọn từ cơ sở) đ­ược đi dự tổng kết của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Công tác vận động nữ và hoạt động nữ công trong hệ thống công đoàn đư­ợc quan tâm nhằm động viên, khích lệ lao động nữ vươn lên trong công tác và xây dựng gia đình hạnh phúc tập trung vào phong trào " Giỏi việc tr­ường, đảm việc nhà" trong nữ giáo viên gắn với phong trào xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá, phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc". Tổ chức gặp mặt CB,GV,LĐ nữ tiêu biểu v.v...

 Các Ban nữ công của công đoàn các cấp, tổ nữ công của các CĐCS đã gắn kết các hoạt động với các phong trào trong lực l­ượng lao động nữ ngành giáo dục nh­ư "Giỏi việc trư­ờng - Đảm việc nhà", xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá với cuộc vận động " DC-KC-TT-TN" nên hoạt động có chiều sâu và nội dung phong phú, thiết thực, ý thức trách nhiệm ý chí phấn đấu của chị em trong ngành ngày càng cao. Hiện tại Chủ tịch CĐCS nữ là 384 chị chiếm tỷ lệ 63,1% tổng số chủ tịch CĐCS toàn ngành, có 247 chị là hiệu tr­ưởng, 330 chị là Phó hiệu trư­ởng, 355 chị là cấp uỷ Đảng. Tỷ lệ giáo viên nữ đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp luôn có tỷ lệ cao trong các hội thi. Nhiều chị đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn để quyết tâm học đạt chuẩn, vượt chuẩn trình độ đào tạo. Nhiều chị là cán bộ quản lý giỏi, Chủ tịch công đoàn giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, cán bộ thư viện giỏi, tổng phụ trách Đội giỏi đã phát huy được vai trò của mình trước tập thể và lãnh đạo đơn vị. Nhiều chị đang lãnh đạo trường chuẩn quốc gia, trường lá cờ đầu của tỉnh, trường Anh hùng.

Các phong trào thi đua trong lao động nữ ngành GD-ĐT thực sự phát triển rộng khắp, đi vào chiều sâu, đã cổ vũ lực l­ượng đông đảo chị em v­ươn lên trong mọi mặt cuộc sống và công tác, khẳng định vị trí quan trọng, vai trò to lớn, sự cống hiến của lao động nữ toàn ngành trong 5 năm qua rất đáng trân trọng và tự hào, góp phần xứng đáng rất quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ trong mọi giai đoạn phát triển của ngành.

6. Hoạt động của Uỷ ban kiểm tra, công tác kiểm tra và công tác tài chính công đoàn.

            Về tổ chức: Hiện tại, hệ thống CGGD tỉnh có 594 Uỷ ban Kiểm tra công đoàn với  1.796 uỷ viên.

Về thực hiện nhiệm vụ: Uỷ ban kiểm tra công đoàn các cấp sau đại hội đã xây dựng kế hoạch công tác, tổ chức công tác kiểm tra theo đúng quy trình, nội dung và thẩm quyền. Năm năm qua, đã tiến hành 1.191 lượt kiểm tra toàn diện các CĐCS, 1.580 lượt kiểm tra Điều lệ, 1.835 lượt kiểm tra tài chính.  Nhìn chung, hoạt động của các uỷ ban kiểm tra và công tác kiểm tra đã được thực hiện theo quy định của điều lệ, đã thực sự giúp cho các Ban Thường vụ, Ban chấp hành nắm tinh hình để chỉ đạo thực hiện Điều lệ công đoàn, các Nghị quyết, quản lý tài chính, phát triển và kiện toàn tổ chức, kết nạp đoàn viên, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, triển khai các chương trình của hệ thống công đoàn giáo dục, thực hiện Luật Công đoàn, Luật Lao động và các chế độ chính sách liên quan đến người lao động.

           Công tác tài chính công đoàn được quản lý theo quy định của Nhà nước, quản lý và công khai theo quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Đảm bảo quỹ công đoàn ưu tiên tập trung phục vụ cho hoạt động phong trào công đoàn.

          7. Những khuyết điểm và yếu kém, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. 

Những khuyết điểm, yếu kém : Phong trào CN,VC,LĐ và hoạt động công đoàn trong nhiệm kỳ qua vẫn còn những khuyết điểm, v­ướng mắc, yếu kém chủ yếu sau đây:

    - Việc thực hiện chức năng tham gia quản lý của tổ chức công đoàn ở một số đơn vị chư­a rõ, chư­a thực sự vào cuộc khi bàn và quyết định những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của ngư­ời lao động nên hiệu quả đại diện bảo vệ quyền lợi ng­ười lao động không cao.

   - Tại các vùng sâu, miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội thấp, CSVC của nhà trường còn thiếu thốn nên rất khó để công đẩy mạnh phong trào  nâng cao chất lượng dạy và học. Đánh giá và xếp loại tay nghề giáo viên chư­a  tương ứng với chất lư­ợng học sinh. Vẫn còn một bộ phận trong đội ngũ yếu kém về tay nghề, đạo đức nên phụ huynh và học sinh không tin tư­ởng. Hội nghị CB,CC ở một số đơn vị chư­a đúng quy trình và nội dung,  ch­ưa  thực sự là diễn đàn dân chủ để ngư­ời lao động thực sự đ­ược biết, đ­ược bàn, đ­ược kiểm tra giám sát nên ch­ưa tạo đư­ợc động lực, chưa khơi được tiềm năng lao động sáng tạo của ng­ười lao động, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân nhìn chung còn hạn chế.

      - Điều kiện sống và làm việc của đội ngũ tại vùng sâu, vùng xa, miền núi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, ch­ưa đảm bảo an toàn lao động trong lúc nơi ở của giáo viên cũng là nơi làm việc như­ soạn giáo án, chấm chữa bài của học sinh và nhiều hoạt động sư­ phạm khác. Hiện tại, toàn ngành còn 2.204 CB,GV,NV cần ở nội trú nhưng ch­ưa có phòng ở, số tiền để xây nhà nội trú giải quyết đủ nhu cầu cần 36,3 tỷ đồng. Đời sống văn hoá, môi trư­ờng sư­ phạm ở một số đơn vị còn khó khăn.

          - Bệnh thành tích, tâm lý ngại nhìn thẳng vào sự thật còn yếu kém, chất lượng và hiệu quả công tác chưa gắn hữu cơ với chất lượng học sinh trong một thời gian quá dài đã làm lệch bản chất của thi đua, chất lượng học sinh quá  chênh lệch giữa các đơn vị, vùng, miền v.v... là những nguyên nhân khách quan rất quan trọng làm hạn chế hiệu quả dạy học và quản lý, hạn chế phong trào thi đua.

- Những vư­ớng mắc, bất cập trong thực hiện một số chế độ, chính sách với giáo dục, nhà giáo và hoạt động công đoàn như phụ cấp ưu đãi cho giáo viên được điều về ông tác ở các Phòng và Sở GD-ĐT không có. Tổ chức thực hiện một số chế độ chính sách đối với ngư­ời lao động trong ngành chư­a kịp thời, ch­ưa đầy đủ, do nhiều hoạt động giáo dục đòi hỏi nhà giáo phải hy sinh rất nhiều ngày được nghỉ .

- Năng lực, trình độ còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm bản lĩnh của một số cán bộ công đoàn chưa cao, khó đáp ứng được đòi hỏi của yêu cầu mới. Công tác thông tin báo cáo vẫn là khâu yếu, làm ảnh h­ưởng quá trình theo dõi hoạt động của chính đơn vị và gây khó khăn cho sự phối hợp, chỉ đạo; quy chế về mối quan hệ công tác giữa BCH công đoàn với lãnh đạo chuyên môn cùng cấp chưa được xây dựng đầy đủ và đánh giá việc thực hiện hàng năm; chỉ đạo hoạt động công đoàn theo nghề nghiệp và theo lãnh thổ đối với CĐGD huyện, thành phố chưa được thông suốt, hiệu quả chưa cao.

 Nguyên nhân:

- Đội ngũ cán bộ công đoàn giáo dục các cấp chưa được bồi dưỡng thường xuyên, còn hạn chế về lý luận, nghiệp vụ, một số còn yếu về năng lực, bản lĩnh.

- Điều kiện cho hoạt động công đoàn còn hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức. Việc thực hiện chưa đầy đủ Luật công đoàn, Luật Lao động đã hạn chế hiệu quả, chức năng tham gia quản lý, vai trò đại diện của tổ chức công đoàn. Chế độ chính sách đối với cán bộ công đoàn chưa có sức thu hút, động viên được người có trình độ, năng lực, bản lĩnh, tâm huyết làm cán bộ công đoàn.

- Việc chuyển đổi quản lý, chỉ đạo CĐGD huyện, thành phố đã ít nhiều hạn hiệu lực, hiệu quả của công đoàn giáo dục trong hoạt động nghề nghiệp trong chăm lo bảo vệ người lao động có đặc thù của nghề dạy học.

- Mặt trái của cơ chế thị trường, những tiêu cực đang hiện hữu trong xã hội đã tác động không lành mạnh đến lối sống, nhân cách, thái độ làm việc của một bộ phận trong đội ngũ.

Bài học kinh nghiệm:

- Tuân thủ nguyên tắc sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức công đoàn, công đoàn các cấp phải quán triệt sâu sắc các Nghị quyết, quan điểm đường lối của Đảng, bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành, của từng đơn vị để vận dụng sáng tạo vào công tác là nhân tố đảm bảo mọi thành công của hoạt động công đoàn.

- Thực hiện tốt chức năng đại diện để chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của người lao động, vì đây luôn là đòi hỏi hàng đầu của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, lao động trong ngành, là nội dung gắn bền chặt đoàn viên với tổ chức nhằm  tạo niềm tin, mới thu hút và động viên được đoàn viên, lao động nâng cao ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp, khát vọng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Nen cán bộ công đoàn phải tâm huyết với lợi ích chính đáng của đoàn viên, lao động, phải xứng đáng vai trò đại diện và bảo vệ lợi ích của họ.

- Phải nhận thức đúng, đầy đủ tầm quan trọng của công tác thi đua, thông qua các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn kết hợp với thực hiện dân chủ đầy đủ mới khơi dậy tiềm năng sáng tạo, sức sống mạnh mẽ của rộng rãi đoàn viên, lao động trong ngành nhằm đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi mới của sự nghiệp giáo dục và những vấn đề mới nảy sinh. Kinh nghiệm cho thấy, quy mô và chất lượng của phong trào hành động cách mạng của đoàn viên lao động chính là thước đo để đánh gía đúng trình độ, năng lực và hiệu quả hoạt động của công đoàn. Từ tổ chức, chỉ đạo các phong trào hành động cách mạng trình độ, năng lực của cán bộ công đoàn nhờ đó được nâng lên.

- Đặc thù của nghề dạy học lấy nhân cách, tâm hồn và thể chất con người làm đối tượng lao động; công cụ lao động người thầy chính là bản thân mình, là toàn bộ nhân cách, phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ của mình; Phương pháp lao động chủ yếu của người thầy là nêu gương bản thân, cảm hoá và nâng cao năng lực trí tuệ học trò bằng tư tuởng, tình cảm của chính mình. Nên phải đặc biệt coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, để xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, CNV làm tấm gương sáng để giáo dục học sinh phải luôn là nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm vụ xây dựng đội ngũ của công đoàn giáo dục các cấp.

- Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh về mọi mặt, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp có đủ khả năng đáp ứng đòi hỏi và yêu cầu mới là nhân tố cực kỳ quan trọng quyết định mọi thành công của hoạt động công đoàn. Ưu tiên chăm lo xây dựng CĐCS vững mạnh vì đây là trực tiếp nắm bắt tâm tư nguyện vọng, trực tiếp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CB,GV,LĐ. Đội ngũ cán bộ công đoàn phải giàu nhiệt tình, có trách nhiệm cao, có bản lĩnh và trình độ , năng lực, gần gũi với quần chúng.

- Phải xây dựng tốt các mối quan hệ, trực tiếp là mối quan hệ với lãnh đạo cơ quan giáo dục cùng cấp, biết xử lý một cách hài hoà các mối quan hệ để vừa đảm bảo tính độc lập của tổ chức công đoàn, lại vừa kết hợp, phối hợp được với các ngành và đoàn thể. Nơi nào xử lý tốt mối quan hệ sẽ tạo được điều kiện thuận lợi, uy tín được nâng cao. Cần có quy chế về mối quan hệ công tác giữa Ban chấp hành công đoàn với chuyên môn cùng cấp, có kiểm điểm đánh giá quá trình thực hiện, hoạt động công đoàn sẽ có hiệu quả cao.

Nhìn chung , nhiệm kỳ qua, tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống của CĐGD Quảng Bình qua các thời kỳ, nắm bắt và quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các Nghị quyết của Công đoàn cấp trên, nhiệm vụ năm học của ngành; bám sát tiến trình đổi mới nên đã tạo được chuyển biến về xây dựng đội ngũ; có bước tiến tích cực về bảo vệ lợi ích hợp pháp và chăm lo cải thiện đời sống của đoàn viên và lao động; có nhiều đổi mới và đẩy mạnh phong trào thi đua và hoạt động xã hội; xây dựng và củng cố tổ chức Công đoàn vững mạnh đã được coi trọng và đạt được những kết quả quan trọng; đã tập hợp, vận động được đông đảo đoàn viên, lao động phát huy tiềm năng lao động sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt hơn chức năng đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên và lao động trong ngành.

Quá trình triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV CĐGD Quảng Bình dù vẫn gặp những khó khăn, vư­ớng mắc, như­ng hoạt động công đoàn và phong trào CN,VC,LĐ, của hệ thống công đoàn Giáo dục Quảng Bình trong nhiệm kỳ qua đã triển khai nhiều nội dung, nhiệm vụ, tổng kết nhiều chuyên đề, tổ chức nhiều hoạt động phong trào quần chúng rộng lớn, tham gia tích cực vào các hoạt động quan trọng của ngành và địa phư­ơng đã đạt đ­ược những thành tích cơ bản trên nhiều mặt, đã chứng tỏ và khẳng định đ­ược vai trò, chức năng của tổ chức công đoàn và phong trào quần chúng, thể hiện kết quả phấn đấu không ngừng của cán bộ, đoàn viên, lao động trong ngành quyết tâm hoàn thành Nghị quyết đại hội lần thứ  XIV nhiệm kỳ 2003- 2008. Là kết quả của sự quan tâm chỉ đạo của LĐLĐ tỉnh, CĐGD Việt Nam, sự phối hợp có hiệu quả, tạo điều kiện giúp đỡ của Lãnh đạo Sở, các Phòng GD- ĐT, lãnh đạo chuyên môn các cấp và sự năng động của các tập thể BCH công đoàn, Chủ tịch công đoàn giáo dục các cấp, của cán bộ, đoàn viên, lao động trong ngành ở các bậc học, ngành học, cấp học, từng bước khẳng định vai trò, vị trí của nhà trường, Nhà giáo, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu, quyết định chất lượng giáo dục và phát triển sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo tỉnh nhà.

  Ghi nhận những thành tích đã đạt được của phong trào CN,VC,LĐ và hoạt động công đoàn trong nhiệm kỳ qua, CĐGD Quảng Bình được tặng 3 bằng khen của Bộ GD-ĐT, 1 cờ thi đua xuất sắc và 4 bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam; 2 bằng khen của UBND tỉnh; 2 huy chương vàng của Cục thông tin văn hóa và nhiều bằng khen của LĐLĐ tỉnh và CĐGD Việt Nam .

[Trang chủ]
Thông báo
Banner - Footer New

 

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH
Địa chỉ: 187 Hữu Nghị - TP. Đồng Hới - T. Quảng Bình
Điện thoại: 0232.3822190 - Fax: 0232.3820459 - Email: vanthu@quangbinh.edu.vn